Việt Nam Trò_chơi_truyền_hình

Lịch sử

Những năm đầu 1990, giữa thời điểm thiếu sân chơi cho giới trẻ,m uốn xem ca nhạc, tham quan khu du lịch rất đắt đỏ, truyền hình còn nghèo nàn về giải trí, độ phủ sóng của VTV rất ít ở Nam Bộ, chỉ xem được VTV vào lúc 19h00 trên Kênh 9 của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh,.... Đứng trước sự thay đổi nội dung chương trình, thay đổi sự tương tác qua Kênh 7 (HTV7) - 1 trong những kênh truyền hình có lượng rating cao vào lúc ấy, cùng với mong muốn của Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM về việc tạo sân chơi cho giới trẻ, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh & Nhà văn hóa Thanh niên đã tạo nên 1 gameshow kiến thức âm nhạc & ca hát mang tên "Âm nhạc & Tuổi trẻ", một trong những gameshow đầu tiên của HTV và cả nước, sau "Đố em" trên kênh 9 những năm 70 - 80. Gameshow trên đã thu hút lượng người xem rất lớn trên kênh HTV7 thời điểm đó tại Nam Bộ, quảng cáo ùn ùn....


Năm 1996, khi kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam lên sóng, VTV cũng có hướng đi thay đổi mới cho kênh. "SV96" - 1 gameshow tài năng, kiến thức cho sinh viên chính thức lên sóng, tạo nên cơn sốt trên cả nước & trở thành thương hiệu không thể thiếu của kênh VTV3 thời điểm ấy. Sau "SV96", loạt trò chơi truyền hình tiếp tục được phát sóng trên VTV3 : Những người bạn ngộ nghĩnh, 7 sắc cầu vồng, Nốt nhạc tình yêu, Trò chơi liên tỉnh, Đường lên đỉnh Olympia.... tạo nên cơn sốt lớn với khán giả cả nước.

Những năm từ 2000 - 2004, sau cơn sốt của VTV, hàng loạt Đài truyền hình trên cả nước đi theo xu hướng phát triển gameshow để cạnh tranh, khởi đầu là Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội với Khỏe & khéo, Vượt qua thử thách, Đuổi hình bắt chữ... Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh với Vui để học, Chung sức, Trúc xanh, Rồng vàng, Nốt nhạc vui, ..., VTV với Chiếc nón kỳ diệu, Hành trình văn hóa, Trò chơi âm nhạc, Đường đến vinh quang, Trò chơi điện ảnh, Sóng nước phương Nam, Hãy chọn giá đúng....

Hiện tại

Tại Việt Nam, trò chơi truyền hình phát triển với tốc độ rất nhanh, hầu hết tất cả các đài lớn đều cho ra đời nhiều chương trình mới, lùng sục bản quyền từ các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc.... xen kẽ các chương trình thuần Việt. Hoạt động mạnh nhất là kênh HTV7 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, kênh THVL1 của Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long, kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam, và 1 số kênh khác như HTV2, HTV9, VTV8, VTV9, Đài PTTH Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, VTC....

Hiện nay, Việt Nam đã nhập khẩu và sản xuất hơn 300 chương trình trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế,... trải dài trên các kênh sóng, lấn át các khung giờ vàng trong tuần trên các kênh.

Hướng đi